Nội dung
Ra đời từ Trung Quốc, cờ Tướng vẫn tồn tại phát phát triển đến ngày nay. Trò chơi giải trí này đã lan rộng đến khắp quốc gia trên Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Ở mỗi quốc gia sẽ có cải biên đôi chút về hình vẽ trên bàn cờ, tên các quân cờ, cách chơi cờ cho phù hợp với đặc tính văn hóa của dân tộc mình. Và trên mỗi quân cờ, vị trí và nước đi đều để lại cho người chơi một ý nghĩa sâu xa nhất.
Điều đặc biệt hơn, trong bàn cờ Tướng vắng bóng quân Hậu với nhiều lý do vô cùng đặc biệt. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ý nghĩa của từng quân cờ và lý do vì sao cờ tướng không có Hậu.
vắng bóng quân Hậu và lý do rất liên quan tới
ý nghĩa các quân cờ
TƯỚNG hay SOÁI
Nói về khía cạnh dân tộc, ở Trung Hoa vua với chân mệnh thiên tử (con trời) do vậy nhắc tới vua thì mọi người phải tôi trọng, sùng bái. Bất cứ hành động hay một câu nói hớ hênh đối với vua đều bị ghép vào tội “khi quân” và bị chém đầu.
Các quan lại trong triều đình không cam lòng khi nhìn thấy đám dân quên cứ reo tên vua, rượt đuổi khi đã hãm được thành. Đến lúc đó cầm một quân đôi khi chỉ là một quân tốt quèn đạp lên đầu vua rồi hét lên “Giết!” một cách hả hê. Vì thế các nhà cải cách đã cải tên từ “Vua” sang “Tướng” hay “Soái” cho quân này. Với lời giải thích: tướng hay soái là tướng lĩnh, người giỏi võ nghệ có tài thao lược, am hiểu binh pháp và biết điều binh khiển tướng trên trận đấu.
Tuy nhiên đây chỉ là cách thay đổi hình thức bề ngoài mà thôi vì thực sự quân cờ này vẫn là vua. Tướng sẽ “chốt chặt” trong cung có tới 2 Sỹ và Tượng canh gác. Khi lâm nguy tất cả xả thân bảo vệ tướng. Vì thế quân địch dù có lăn xả vào cũng không chắc sẽ thắng được.Tướng chỉ được đi ngang hoặc đi dọc từng bước theo phạm vi cung tướng. Nếu tính theo khả năng chiến đấu thì quân tướng là yếu nhất do chỉ đi được nước một và bị giới hạn trong cung.
SỸ
Trong cờ vua quân cố vấn đứng cạnh kề vua được đổi thành quân hoàng hậu. Nhưng trong cờ Tướng quân sỹ lại có vai trò “hộ giá” cho tướng.
Vấn đề trong cờ tướng không có quân Hậu được giải thích theo phương diện lịch sử như sau: Thời xưa phụ nữ phong kiến nói riêng và xã hội các nước phương Đông nói chung người phụ nữ sẽ không được tham gia vào việc nước, cho nên sẽ không được ngồi cạnh Vua trong lúc nhiếp chính.
Trong khi đó cờ Tướng lại chính là một mô hình thu nhỏ của xã hội Trung Quốc. Vì thế, trên bàn cờ Tướng không hề có quân Hậu mà thay thế bằng quân sỹ. Quân sỹ đứng ngay sát cạnh tướng và chỉ đi từng bước một theo đường chéo trong cửu cung với chức năng chính là bảo vệ Tướng.
TƯỢNG
Đứng bên cạnh quân Sỹ. Quân tượng đi theo đường chéo của hình vuông gồm 2 ô cờ. Tượng không được qua sông bởi phải ở lại để bảo vệ vua. Chỉ có 7 điểm mà Tượng có thể di chuyển tới được và đứng ở đó. Tượng sẽ không di chuyển được đến vị trí nếu có 1 quân đặt tại vị trí giữa của hình vuông 2 ô.
XE
Quân này đi và ăn theo một đường thẳng đứng hoặc ngang. Chúng bắt đầu nước đi từ phía góc của bàn cờ, xe được coi là quân cờ mạnh nhất.
PHÁO
Quân pháo đi tương tự quân xe. Quân Pháo có quyền lực mạnh là ở lúc bắt đầu, khi bàn cờ còn nhiều quân, nhưng quyền lực đó giảm dần về sau. Kể từ khi xuất hiện Pháo, bàn cờ Tướng trở nên cực kỳ sôi động và gay cấn hơn. Chính nhờ cặp pháo này đã nâng cờ tướng lên một tầm cao hoàn toàn mới, khiến cho cờ Tướng trở nên cực kỳ độc đáo.
MÃ
Mã được phép phi nước đại trên khắp bàn cờ. Quân Mã đại diện cho đơn vị lính kị binh, đó là sự mô phỏng hình tượng kị binh đâm xiên kẻ thù. Chính vì phải dùng tốc độ thì sát thương mới cao nên để hạn chế kị binh hay bắt chết mã chỉ có cách là chèn chân tương ứng với "cản Mã". Đó là sự thâm thúy của người Trung Hoa trong trò chơi trí tuệ này.
TỐT
Hình tượng 5 con Tốt tượng trưng cho một đơn vị quân đội nhỏ nhất ngày xưa. Chúng được đi thẳng theo chiều đứng và có thể ăn quân từng bước một. Khi Tốt qua được sông, chúng có thể đi và ăn quân theo chiều ngang. Và việc mất một vào Tốt ngay từ đầu được xem như việc thí quân không có vấn đề gì quá nghiêm trọng.
Như vậy mỗi quân cờ đều có riêng một ý nghĩa cùng lý do tại sao trong cờ tướng không có quân hậu đã được lý giải. Hiểu rõ được từng quân cờ với sự xuất hiện của nó chúng ta nhận ra rằng cờ tướng không đơn thuần chỉ là trò chơi giải trí nữa là mà một sự trải nghiệm thú vị những kinh nghiệm dụng binh của người xưa. Người chơi cờ không còn lao vào cuộc tranh đấu thua thắng mà là rèn luyện trí tuệ trong từng nước đi.