Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập với thế giới là việc làm cần thiết. Song song đó, chúng ta vẫn không thể bỏ qua việc bảo tồn và phát triển các trò chơi dân gian.
Học sinh này nay phần lớn tiếp xúc nhiều với công nghệ, Internet và các game online. Cùng với những ưu điểm của công nghệ, trẻ em lại bớt đi cơ hội tiếp xúc nhiều với các trò chơi dân gian. Nhiều trò chơi quen thuộc tuổi thơ một thời với thế hệ 8x,9x như cờ cá ngựa, ô ăn quan, banh chắt(banh đũa), đánh sỏi… đã chìm vào quên lãng khi các 8x, 9x đã lớn và đi làm.
Xuất phát từ thực tế đó, việc đưa các trò chơi dân gian vào trường học và giảng dạy là điều nên xem xét thực hiện để cho các em hiểu được cái hay, cái bổ ích và những bài học quý giá của mỗi bộ môn, trò chơi dân gian.
Có bao nhiêu loại trò chơi dân gian?
Trò chơi dân gian là những trò chơi xuất phát từ trong dân giã – thường không rõ ai sáng tác, có thời gian lịch sử lâu đời. Đôi lúc, một vài trò chơi dân gian trở thành một nét đặc trưng của dân tộc. Dân tộc Trung Quốc từ xa xưa sáng tạo ra trò chơi cờ tướng như một trò chơi của vua chúa với mục đích giáo dục và thể hiện tinh thần Nho Giáo. Sau đó, trò chơi này lưu truyền trong dân gian và phát triển mạnh mẽ đến nay, trở thành một biểu tượng văn hóa của đất nước này.
Quay về Việt Nam, có thể ví dụ một sốtrò chơi điển hình như: cờ tướng, cờ vua, cờ vây, ô ăn quan, kéo co, nhảy sạp … Tuy chưa có bất kỳ ai thống kê chính xác những trò chơi dân gian nhưng không thể phủ nhận, những trò chơi dân gian là một cách thức giải trí trẻ con, lại được lồng ghép các bài học về tính cách, rèn luyện những kỹ năng cơ bản cho trẻ nhỏ. Đối với tầm thức rộng hơn, trò chơi dân gian thường mang tính cộng đồng, tập thể và được lưu truyền, cải biến qua thời gian và có thể thích hợp cho mọi đối tượng tham gia.
Xem thêm các bài có liên quan:
Các tiêu chí chọn chỗ học cờ vua tốt cho con cái
Vì sao nên đưa các bộ môn dân gian vào trường học và giảng dạy?
Có thể nối trò chơi dân gian đã gắn liền với tuổi thơ của nhiều người và là một kỷ niệm đẹp với nhửng đứa bạn cùng xóm, những bạn học cùng lớp khi cùng nhau vui chơi những trò chơi dân gian. Trò chơi dân gian tạo ra một môi trường vui chơi lành mạnh cho học sinh, vì vậy việc đưa các những trò chơi này vào giảng dạy sẽ mang lại nhiều lợi ích như sau:
- Lưu giữ lại nét đẹp, nét sinh hoạt truyền thống của dân tộc: là cách giáo dục hữu hiệu nhất để học sinh hiểu về nét đẹp của các trò chơi dân gian.
- Tạo không gian giải trí lành mạnh cho học sinh sau các môn học căng thẳng, phát triển thể chất, tư duy tốt hơn những trò chơi game online, bạo lực hiện nay.
- Rèn luyện cho học sinh nhiều đức tính tốt qua các trò chơi dân gian: sự phát triển trí tuệ, tinh thần đồng đội, cách ứng biến xử lý tình huống nhanh chóng, và biết xây dựng chiến thuật, sự kiên trì và nhiều đức tính hữu ích khác.
- Giáo dục ý thức gìn giữ bảo tồn các trò chơi dân gian của dân tộc.
Đưa bộ môn dân gian vào trường học như thế nào?
- Tạo không gian để các em có thể vui chơi rèn luyện các trò chơi dân gian: vẽ những bàn cờ tướng, cờ vua, ô ăn quan trên các bàn ghế đá ở sân trường …. để các em có thể chơi vào những giờ ra chơi, giải lao.
- Tổ chức những tiết học ngoại khóa để dạy học sinh về các bộ môn dân gian như cờ tướng, cờ vua, cờ vây, ô ăn quan ….. để học sinh hiểu cái hay, từ đó kích thích trẻ muốn chơi, tìm hiểu chúng.
- Tổ chức các cuộc thi đấu giữa các khối lớp vào nhửng dịp đặc biệt để kích thích sự hào hứng và rèn luyện tốt các bộ môn dân gian như: thi đấu cờ tướng, cờ vua, các trò chơi dân gian , các hội thao.
- Xây dựng các câu lạc bộ để khuyến khích các học sinh có năng khiếu tham gia, tạo điều kiện chi học sinh phát triển kỹ năng và phát triển sau này.
Có thể nói ngày nay việc bảo tồn và phát triển các trò chơi dân gian ngày càng cần thiết khi thời đại công nghệ càng phát triển. Vì vậy việc dạy các trò chơi này ngay trong trường học sẽ là ý tưởng rất hay.