Nội dung
Lúc bắt đầu học đánh cờ tướng, những người mới chơi có thể sẽ bị cảm giác nhàm chán. Thế nhưng, cờ tướng là một trò chơi mang lại rất nhiều giá trị, không chỉ giúp người chơi phát triển trí tuệ, tư duy logic mà còn giúp họ rèn luyện cả đức tính kiên nhẫn, bình tĩnh trước khi giải quyết một vấn đề nào đó.
Bài viết sau đây chia sẻ một số kiến thức giúp các bạn học cờ tướng cơ bản dễ dàng hơn. Qua đó, có được nền tảng để sớm đam mê với trò chơi bổ ích này.
Xem thêm: Cách chơi cờ tướng chắc thắng
Học đánh cờ tướng cơ bản
Cờ tướng (hay còn gọi là cờ Trung Hoa) là trò chơi được mô phỏng theo trận đấu giữa hai quốc gia. Trận đấu này chỉ kết thúc khi tướng của một trong hai nước bị bắt. Do đó, một ván cờ chính là cuộc đấu trí dành cho hai người.

Bàn cờ tướng giống như trận địa giao tranh. Thông thường, bàn cờ tướng là một hình chữ nhật với 90 điểm giao nhau, được hợp thành từ 9 đường dọc và 10 đường ngang, 2 bên người chơi được ngăn cách bằng một khoảng trống (gọi là “sông”).
Mỗi bên người chơi đều có một vùng căn cứ trọng điểm nhất, đó là “Cửu Cung”. Quan sát trên bàn cờ, sẽ thấy được vùng này chính là một hình vuông lớn do 4 ô vuông nhỏ tạo nên, bên trong có 2 đường kẻ chéo.
Về quân cờ, một bộ cờ tướng đầy đủ gồm 32 quân, được chia thành 7 loại. Số quân này được chia đều cho 2 người chơi. Mỗi người chơi sẽ có 16 quân cờ với số lượng như sau: 1 Tướng – 2 Sỹ – 2 Tượng – 2 Xe – 2 Mã – 2 Pháo và 5 Tốt.
Các loại quân cờ trong bàn cờ
Trước khi học chơi cờ tướng, các bạn phải nắm được nguyên tắc di chuyển của các loại quân cờ. Tuy thế cờ có thể biến ảo không lường nhưng việc di chuyển mỗi quân cờ trên bàn cờ đều phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định.
Tham khảo thêm: Chi tiết ý nghĩa các quân cờ trong bàn cờ tướng
Quân Tướng

Như đã nói ở trên, quân Tướng là quân quyết định sự thành – bại của trận chiến. Trận chiến sẽ kết thúc khi Tướng của một trong hai bên bị bắt. Do đó, quân tướng là đóng vai trò quan trọng nhất bàn cờ.
- Chỉ được phép ở trong “Cung”, không được phép ra ngoài
- Luôn được bảo hộ bởi 4 quân Sỹ và Tượng.
- Phạm vi di chuyển hạn hẹp, mỗi lần đi chỉ được phép di chuyển một nước (một nước ở đây tương đương với một ô vuông trên bàn cờ”.
Mặc dù có vai trò quan trọng nhưng Tướng luôn bị coi là quân cờ yếu nhất bàn cờ.
Quân Sỹ

Đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ “Tướng”, luôn theo sát hai bên “Tướng” và luôn trong tư thế sẵn sàng “cứu” Tướng khi có nguy hiểm uy hiếp.
Do đó, cũng giống như Tướng, quân Sỹ không thể ra ngoài “Cung” và cũng chỉ được phép di chuyển một nước mỗi lần.
Tuy nhiên, trong những tình huống nguy cấp, Sỹ có thể biến thành “ngòi” của Pháo để tấn công quân địch từ “Cửu Cung”.
Quân Tượng

Cũng giống như Sỹ, quân Tượng chính là hai hộ vệ còn lại của quân Tướng. Điểm khác biệt ở đây là “Mã” bảo vệ bên cạnh “Tướng”, còn “Tượng” bảo vệ “Tướng” từ xa.
“Tượng” giống như người lính gác thành của “Tướng”, phạm vi hoạt động không bị giới hạn trong “Cung”, được phép di chuyển 2 ô chéo một nước đi. Có thể tấn công kẻ thù từ xa, không để nguy hiểm đe dọa Tướng.
Quân Xe

Xe được coi là quân cờ mạnh và nguy hiểm nhất bàn cờ. Sự linh hoạt và dũng mãnh của quân Xe được thể hiện ở:
- Phạm vi di chuyển của quân Xe rất rộng, mỗi nước đi có thể hết phạm vi toàn bộ bàn cờ. Được phép di chuyển theo cả hai chiều ngang, dọc.
- Vừa có thể tiến lên trước tấn công, vừa có thể lui về phòng ngự.
- Là nhân tố quyết định sự thắng – bại của ván cờ
Quân Mã

Đóng vai trò tăng thêm sức mạnh cho hệ thống tấn công, quân Mã có cách di chuyển rất khác so với các quân còn lại – di chuyển chéo (2 ô sát nhau).
Nếu “Pháo” phát huy sức mạnh của nó tốt nhất khi khai cuộc thì “Mã” chỉ có đất dụng võ khi “cờ tàn, Pháo hoàn”. Khi đó, bàn cờ có ít quân hơn, hai quân Mã vừ có thể tấn công đối thủ, vừa có thể tạo thế phòng ngự bảo vệ lẫn nhau.
Quân Pháo

Cũng giống như quân Xe, quân Pháo được phép di chuyển ngang, dọc. Tuy nhiên, muốn phát huy được vai trò của mình trên bàn cờ, quân Pháo bắt buộc phải có “ngòi pháo”.
“Ngòi pháo” có thể là bất cứ quân cờ nào đứng trước mặt nó hoặc quân cờ của đối thủ. Nếu có “ngòi pháo” phù hợp, quân Pháo sẽ phát huy được hết sức mạnh của nó. Thời điểm khai cuộc là thời điểm quân Pháo mạnh nhất, có thể tấn công bất nơi nào: phá “Cửu Cung”, uy hiếp “Tướng”, “nhập Cung”….
Do đó, người chơi nên nắm chặt cơ hội, tận dụng sức mạnh của Pháo lúc khai cuộc, nắm chắc tiên cơ giành chiến thắng.
Quân Tốt

Chiếm số lượng nhiều nhất. Trong cờ tướng, quân Tốt chỉ được phép di chuyển về phía trước. Khi vượt qua ranh giới sang bên kia “Sông”, quân Tốt sẽ được phép đi ngang hoặc đi thẳng một bước trong mỗi nước cờ.
Như vậy, quân Tốt có phạm vi di chuyển khá hạn chế, là quân cờ duy nhất trong bàn cờ chỉ được phép tiến, không được phép lùi. Bởi vậy, người chơi cờ còn hay gọi nó là”quân Tốt thí”, hy sinh để bảo vệ các quân cờ khác.
Như vậy, mỗi quân cờ đều đóng một vai trò nhất định trong bàn cờ và có điểm – mạnh điểm yếu riêng. Trước khi học đánh cờ tướng, các bạn hãy tham khảo và nắm chắc những kiến thức cơ bản này nhé. Chúc các bạn sớm trở thành một cao thủ trong làng cờ.