Nội dung
Trong cờ Tướng, chiến thuật cờ tướng đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó quyết định sự thành – bại của một ván cờ.
Do đó, trong một trận đấu, mỗi một kỳ thủ đều phải tự xây dựng cho mình một lối đánh, một chiến thuật mang bản sắc riêng. Đánh cờ mà thiếu chiến thuật đúng đắn thì không khác gì ra trận “tay không bắt giặc”.
Hiểu được tầm quan trọng của chiến thuật trong cờ tướng, bài viết hôm nay mình sẽ giới thiệu đến các bạn Top 3 chiến thuật hay nhất trong cờ tướng giúp các kỳ thủ đánh đâu, thắng đó.
Vài nét tổng quan về chiến thuật cờ Tướng

Chiến thuật được coi như linh hồn của mọi ván cờ.
Cổ nhân xưa có câu: “Biết người, biết ta – Trăm trận, trăm thắng”. Khi bước vào một ván cờ, ngoài việc xây dựng cho mình một chiến thuật tốt, các kỳ thủ cũng phải chú tâm quan sát và phán đoán chiến thuật của đối phương, từ đó tính toán mỗi nước cờ để di chuyển sao cho đúng, giành được ưu thế hơn.
Một chiến thuật cờ tướng hay phải cân bằng được giữa tấn công và phòng thủ, công chắc thủ vững, “trong công có thủ, trong thủ có công”. Nghĩa là bạn vẫn có thể thiên về tấn công hoặc phòng thủ nhưng không thể chỉ lo tấn công không lo phòng thủ hoặc ngược lại.
Mỗi một kỳ thủ có thể xây dựng chiến thuật mang màu sắc riêng của bản thân mình dựa vào việc tham khảo các chiến thuật của người đi trước và sự sáng tạo của bản thân.
Top 3 chiến thuật cờ Tướng hay nhất

Một ván cờ tướng được các kỳ thủ áp dụng chiến thuật chơi cờ tướng hay thì nó không đơn thuần là một trận đấu nữa mà sẽ trở thành một màn trình diễn nghệ thuật khiến người xem phải trầm trồ, thán phục.
Dưới đây chính là một số chiến thuật đánh cờ tướng hay như thế.
1. Chiến thuật thí quân
“Thí quân” là một trong những đòn phối hợp đến từ hai hoặc nhiều quân cùng một lúc. Đôi khi, thí quân cũng được kèm theo những đòn phối hợp khác thường.
“Thí quân” ở đây được hiểu là lấy quân làm mồi nhử, hy sinh quân để giữ “nước tiên”, xoay chuyển thế cục trận đấu thành thế công “tranh tiên” hoặc thế sát tạo “sát cục”.
Chiến thuật thí quân được sử dụng nhằm hai mục đích chủ yếu như sau:
- Một là, giành ưu thế về thế trận, nắm quyền kiểm soát các ô quan trọng: Sau khi thí quân, cờ thủ đưa ván cờ chuyển sang cờ tàn. Dựa vào lợi thế kiểm soát các ô quan trọng trên bàn cờ, nhanh chóng kết thúc trận đấu và giành chiến thắng
- Hai là, tấn công trực diện vào Tướng của đối phương: sau khi thí quân các kỳ thủ sẽ kết thúc ván cờ ngay lập tức bằng nước chiếu hết Tướng của đối phương.
Dựa vào mục đích chính yếu của việc thí quân, người ta chia chiến thuật này thành các loại sau:
- Thí quân tranh tiên: sử dụng quân làm mồi nhử để dẫn dắt đối phương sa vào “bẫy” nhằm bắt quân, đổi quân. Từ đó, giành tiên cơ chủ động phát quân tiến công đối thủ
- Thí quân đoạt thế: thủ đoạn thí quân được sử dụng nhằm mục đích tranh thủ thời cơ, điều động quân để hình thành nên thế công sát có lợi. Đây là loại hình được ưa chuộng nhất trong cờ tướng thực chiến hiện đại
- Thí quân sát cục: thủ đoạn thí quân được dùng nhằm điều động quân, triển khai thế công mạnh mẽ mà mục đích cuối cùng là tạo thành “sát cục”, khống chế đối thủ, đẩy đối thủ vào đường “sát”.
Chiến thuật thí quân là chiến thuật thông dụng nhất, được nhiều cao thủ nổi tiếng tin tưởng sử dụng trong những giải đấu chuyên nghiệp
2. Chiến thuật đổi quân
“Đổi quân” cũng là một chiến thuật tiêu biểu, được sử dụng khá phổ biến trong cờ Tướng.
“Đổi quân” có nghĩa là bằng thủ đoạn đổi quân tráo đổi quân chiếm lĩnh vị trí tương đối có lợi của đối phương bằng quân chiếm lĩnh vị trí không tốt của bên mình.
Chiến thuật đổi quân được các kỳ thủ sử dụng nhằm mục đích:
- Thông qua việc đổi quân tranh được ưu thế hoặc quyền chủ động, sau đó khống chế và thay đổi cục diện theo hướng có lợi cho mình.
- Hoặc thông qua việc đổi quân tạo nên thế công – sát có lợi hoặc thế nhập cục
Dựa vào mục đích của việc đổi quân, người ta chia chiến thuật này thành một số loại cơ bản như:
- Đổi quân tranh tiên: trong một trận đấu, nếu tương quan lực lượng của hai bên đang ở thế cân bằng, bất phân thắng bại thì một trong hai bên sẽ tiến hành đổi quân để giành lấy thế chủ động, chiếm ưu thế và cơ hội giành chiến thắng.
- Đổi quân sát giành thế: lợi dụng việc đổi quân để cải thiện vị trí của các quân trên bàn cờ. Từ đó, hình thành nên “cục diện công sát có lợi”. Một số phương thức đổi quân thường gặp của loại hình này là: đổi Xe, đổi Pháo, đổi Mã….
- Đổi quân sát cục: bằng cách đổi quân nhằm thúc đẩy việc tiến quân, triển khai công – sát để tạo thành thế “sát”, tiêu diệt đối thủ.
- Đổi quân giải sát cục: việc đổi quân được tiến hành nhằm mục đích hóa giải thế sát hoặc thế công do đối phương tạo ra trước đó.
3. Chiến thuật tính bắt quân
Chiến thuật tính bắt quân là sự kết hợp của nhiều chiến thuật khác nhau nhằm mục đích tiêu diệt quân của đối phương, giành lợi thế tấn công.
Khi sử dụng chiến thuật này các kỳ thủ phải tận dụng thời cơ tấn công bất ngờ khiến đối thủ trở tay không kịp. Sau đó, chớp cơ hội tiêu diệt quân trọng yếu của đối phương để giành chiến thắng cuối cùng.
Chiến thuật trong cờ Tướng luôn luôn biến hóa ảo diệu. Trong các ván cờ khác nhau, đấu với các đối thủ khác nhau, nếu kỳ thủ chỉ sử dụng một chiến thuật theo khuôn mẫu thì rất dễ bị đối thủ “bắt thóp” dẫn đến thua cuộc.
Do đó, để giành được chiến thắng chung cuộc, người chơi phải tự “thay da đổi thịt” . Tìm kiếm một chiến thuật cờ tướng hợp với cá nhân mình. Chúc các bạn sớm thành công!