Nội dung
Đối với các kỳ thủ việc nghiên cứu khai cuộc và “cạm bẫy” trong khai cuộc cờ Tướng là vô cùng bức thiết và quan trọng. Bài viết sau đây, chúng ta cùng nhau tìm hiểu tổng quan về một số loại cạm bẫy thường gặp trong khai cuộc cờ Tướng.
Tổng quan về khai cuộc cờ Tướng
Để tìm hiểu về “cạm bẫy” trong khai cuộc cờ Tướng, trước hết chúng ta cần hiểu được khai cuộc cờ Tướng là gì?
Khai cuộc cờ Tướng theo Bách khoa toàn thư mở: “là hình thức phát triển các quân trong cờ tướng ở những nước đi đầu tiên, bố trí các quân cờ vào vị trí tốt nhất để bắt đầu cuộc chiến”.
Có 23 nước biến trong nước đi đầu tiên và trung Pháo (Pháo đầu) là nước biến được sử dụng nhiều nhất.

Cách khai cuộc trong cờ Tướng rất đa dạng, được chia thành nhiều loại khác nhau. Việc sử dụng trong các giải đấu nghiệp dư, giao lưu, hay chuyên nghiệp phụ thuộc rất lớn vào trình độ của các kỳ thủ và tính chất của mỗi loại khai cuộc.
Một số loại hình khai cuộc phổ biến như:
- Bình Phong Mã
- Nghịch Pháo
- Thuận Pháo
- Uyên Ương Pháo
- Phản Công Mã
Xem chi tiết: Top 5 thế cờ tướng khai cuộc căn bản cho người mới bắt đầu
Trong mỗi loại khai cuộc lại có nhiều biến thể khác nhau. Chúng đóng vai trò rất quan trọng trong các giai đoạn của một ván cờ.
Khái quát về “cạm bẫy” trong khai cuộc cờ Tướng
Theo từ điển tiếng Việt, “cạm bẫy” được hiểu là cái bố trí sẵn để lừa cho người ta sa vào vòng nguy hiểm (nói khái quát).
Tương tự, “cạm bẫy” trong cờ tướng chính là cái được đối thủ bố trí sẵn để lừa ta sa vào sau đó bắt gọn.
Trong thực chiến, thế trận cờ tướng “thiên biến vạn hóa”. Ngay bản thân thế khai cuộc cũng có nhiều loại với nhiều biến thể khác nhau. Bởi lẽ đó, “cạm bẫy” trong cờ tướng cũng rất phong phú và đa dạng.
Mỗi một thế khai cuộc khác nhau với các đối thủ không giống nhau thì “cạm bẫy” cũng biến hóa khác nhau.
Nếu hai bên đối thủ có trình độ ngang nhau thì tích cực giành ưu thế trong giai đoạn khai cuộc chính là yếu tố tiên quyết để dẫn đến chiến thắng chung cuộc.
Để giành được ưu thế đó, các kỳ thủ bắt buộc phải bỏ công sức, thời gian nghiên cứu và thiết lập các “cạm bẫy” để dụ đối thủ sa vào.
Cũng vì thế, thông thường các cao thủ phải bỏ ra rất nhiều tâm huyết và thời gian để hiểu đầy đủ về các phương án xuất quân cùng với các “cạm bẫy” có thể được ẩn giấu trong đó.
Đồng thời trong quá trình thi đấu, không được chủ quan khinh địch để sa vào cạm bẫy của đối phương đã chuẩn bị từ trước.
Hiện nay, “cạm bẫy” trong khai cuộc cờ tướng là một vấn đề tương đối trừu tượng và khó diễn đạt. Do đó, tài liệu để nghiên cứu về vấn đề này cũng khá hạn hẹp, chủ yếu dựa trên những ván cờ nổi tiếng của các cao thủ đi trước.
Vì lý do đó cho nên, trong bài viết này, tác giả xin phép chỉ đề cập đến cạm bẫy trong mộ số loại khai cuộc phổ biến. Còn cách hóa giải các “cạm bẫy” đó cần phải có thời gian để nghiên cứu, bổ sung sau.
Một số trận đấu kinh điển
“Cạm bẫy” trong khai cuộc Bình Phong Mã
Bình Phong Mã là khai cuộc khá phổ biến trong cờ tướng.
Nhiều kỳ thủ đánh giá, đây là thế khai cuộc dễ vận dụng nhưng lại ẩn chứa nhiều cạm bẫy gây khó khăn cho cả hai bên nếu không nắm chắc biến thể của các nước đi.
Trong giai đoạn khai cuộc chỉ cần mắc một sai lầm nhỏ cũng có thể dẫn tới việc mất tiên cơ và rơi vào thế “hạ phong” hơn so với đối thủ.
Để dễ hình dung hơn, các bạn nên tham khảo video dưới đây:
Video đã bình luận và giải thích rất chi tiết về “cạm bẫy” trong cờ tướng Bình Phong Mã hiện đại, các bạn nên vừa nghiên cứu kết hợp với thực hành để hiểu được nhanh hơn nhé.
Ván cờ giữa Lý Huân và Nguyễn Minh Nhật Quang.
Lý Huân và Nguyễn Minh Nhật Quang là hai danh thủ khá nổi tiếng của Việt Nam.
Chúng ta cùng theo dõi ván đấu kinh điển của hai người này tại trận tranh siêu cấp Quốc gia năm 2015 qua lời bình của Vịt Ú – một Youtuber khá nổi tiếng về cờ tướng ở Việt Nam để hiểu rõ hơn về cạm bẫy trong khai cuộc nhé.
Link xem ở đây:
Trong trận này, quân đỏ là của Nhật Quang, quân Đen là của Lý Huân.
- Bên Đỏ đi trước, sử dụng Pháo Đầu. Để đối phó trận Pháo Đầu, bên Đen sử dụng Bình Phong Mã, cụ thể là thế Bình Mã đổi xa.
- Bên Đỏ lựa chọn một nước biến tạo ra thế cờ đối kháng sâu sắc nhất là binh 5 tấn 1, tạo ra một mũi công phá vô cùng mạnh mẽ ở trung lộ.
Đây là một trong những nước cờ dẫn tới sự đối kháng rất xô sát, thường dẫn đến một trong hai kết quả thắng hoặc thua, rất ít khi hòa.
Nước cờ này có rất nhiều cạm bẫy cho cả hai bên, chỉ cần một bên đi sai thì sẽ bị thua ngay.
Để đối phó với nước cờ binh 7 tấn 1 của bên Đỏ thì bên Đen đi nước cờ lên Sỹ để tăng cường hệ thống phòng thủ ở Trung Lộ.
Sau đó, bên Đỏ thúc binh 5 để tấn công, bên Đen chuyển Pháo sang bắt Xe. Bên Đen đi một nước cờ phản kích rất kinh điển của trận Bình Phong Mã, đó là bình 7 tấn 1, phế chốt để tấn công.
Đối phó với nước cờ phế chốt này của bên Đen, phương án phổ biến nhất, được nhiều người sử dụng nhất là Mã 3 tấn 5 nhằm mục đích huy động nhanh chiến Mã xuất trận. Thế đánh này thường dẫn đến nước biến xô xát.
Nhưng trong trường hợp này, bên Đỏ lựa chọn binh 3 tấn 1. Tiêu diệt ngay con chốt nguy hiểm của bên Đen (….)
Đọc thêm: Khai cuộc thuận pháo – Hướng dẫn chơi pháo đầu sát chiêu
Những diễn biến tiếp theo của trận đấu, các bạn tiếp tục quan sát trong video bên trên nhé. Vịt Ú đã bình luận rất chi tiết không chỉ cạm bẫy mỗi bên tạo ra mà còn có cả cách phá giải cạm bẫy đó.
Nhìn chung, cờ tướng khai cuộc và “cạm bẫy” trong khai cuộc cờ tướng là một phạm trù rất phức tạp. Để hiểu rõ vấn đề này, đòi hỏi mỗi người phải dày công tìm hiểu và thực chiến thật nhiều.
Hy vọng bài viết trên hữu ích với mọi người. Nếu còn sai sót, mong nhận được góp ý của các bạn để nội dung hoàn thiện hơn.