Nội dung
Ngày nay, ngoài cờ tướng thì cờ vây cũng là một trò chơi trí tuệ được nhiều người ưa chuộng trên thế giới. Bài viết hôm nay sẽ đề cập đến luật chơi cũng như hướng dẫn cách chơi cờ vây đơn giản nhất cho người mới bắt đầu.
Tham khảo thêm: 5 bước Tự học chơi cờ vây hiệu quả
Cờ vây là gì?
Để chơi được cờ vây, trước tiên chúng ta cần hiểu được cờ vây là gì?
Cờ vây là một dạng trò chơi chiến lược tương đối phức tạp, trừu tượng dành cho hai người. Khác với cờ tướng, mục tiêu của cờ vây là bao vây được nhiều lãnh thổ hơn đối thủ.
Lịch sử phát triển của cờ vây
Trò chơi này được phát minh ra vào khoảng 2500 năm trước ở Trung Hoa thời kỳ cổ đại và được coi là một trong những trò chơi bảng lâu đời nhất còn được tiếp tục chơi cho đến thời điểm hiện tại.
Theo thời gian, bộ môn cờ vây không những không tàn lụi mà còn ngày càng phát triển. Theo số liệu thống kê, năm 2008 có khoảng 40 triệu người chơi cờ vây trên toàn thế giới, khu vực Đông Á chiếm một phần rất lớn trong số đó.
Và tính đến cuối năm 2015, Liên đoàn cờ vây Quốc tế đã có tổng cộng 75 quốc gia và bốn tổ chức hiệp hội thành viên thuộc nhiều nước khác nhau.
Mặc dù, các quy tắc chơi cờ vây khá đơn giản nhưng cũng giống như cờ tướng, chiến thuật cờ vây lại biến hóa ảo diệu, rất phức tạp. Nhiều chuyên gia đánh giá, chiến thuật trong cờ vây còn phức tạp hơn cả cờ vua.
Không chỉ vậy, trò chơi này sở hữu số lượng khả năng cho mỗi nước đi còn nhiều hơn tổng số nguyên tử có thể nhìn thấy được trong vũ trụ.
So với cờ vua, cờ vây có bàn cờ lớn hơn, phạm vi để chơi rộng hơn và thời gian các ván đấu cũng dài hơn.
Tính trung bình, mỗi nước đi trong cờ vây có rất nhiều lựa chọn thay để cân nhắc. Người ta ước lượng rằng: “giới hạn dưới về số lượng vị trí nước đi hợp lệ trên bàn cờ vây có thể là 2 x 10170”.
Theo lịch sử Trung Hoa cổ đại, cờ vây được coi là một trong tứ nghệ – bốn loại hình nghệ thuật không thể thay thế của giới quý tộc tri thức thời bấy giờ. Khoảng thế kỉ IV trước công nguyên, biên niên sử Tả truyện đã có ghi chép về trò chơi này.
| Xem thêm: Phần mềm chơi cờ vây online được chơi nhiều nhất hiện nay
Luật chơi cờ vây
Các quân cờ trong cờ vây còn có tên gọi khác là “quân cờ đá”. Cũng giống như cờ tướng, một ván cờ vây dành cho hai người chơi, một bên cầm quân cờ trắng, bên còn lại sử dụng quân cờ đen.
Khi bắt đầu ván cờ, hai kỳ thủ lần lượt đặt các quân cờ vào các nút giao còn trống của bàn cờ.
Thông thường, bàn cờ vây tiêu chuẩn gồm có 19 đường kẻ dọc và 19 đường kẻ ngang, cắt nhau tạo thành 361 giao điểm. Tuy nhiên, các tân thủ có thể sử dụng bàn cờ với kích thước nhỏ hơn như 9×9 hoặc 13×13.
Như đã đề cập ở trên, mục tiêu cuối cùng của cờ vây chính là bao vây được một tổng diện tích lớn hơn đối thủ.
Do đó, khi các quân cờ được đặt trên bàn cờ thì sẽ không được phép di chuyển, nhưng một quân cờ khi “bị bắt” thì sẽ bị loại bỏ khỏi bàn cờ.
“Bắt quân” ở đây xảy ra khi một hoặc một nhóm quân cờ bị bao vây bởi những quân cờ của đối thủ ở tất cả các điểm lân cận gần kề.
Trò chơi chỉ kết thúc khi cả hai người chơi đều không muốn thực hiện thêm nước đi nào nữa. Khi một ván đấu kết thúc, người ta dựa vào vùng lãnh thổ, số quân cờ bị bắt và komi để xác định người thắng cuộc.
Komi ở đây được hiểu là số điểm được thêm vào tổng điểm của người chơi cầm quân trắng nhằm bù đắp cho việc bắt đầu ván cờ sau bên còn lại (người cầm quân đen).
Hoặc ván đấu cũng có thể kết thúc khi một trong hai bên nhận thua.
Tìm hiểu thêm: Luật cờ vây cơ bản – Không phải ăn vua mà là chiếm đất
Nguyên tắc chơi cờ vây
1. Khí
Trong cờ vây có một nguyên tắc mà bất cứ kỳ thủ nào cũng phải ghi nhớ.
Nguyên tắc đó là một nhóm quân cờ phải có tối thiểu một ‘’điểm tự do’’ để có thể ở lại trên bàn cờ. Điểm tự do (hay còn gọi là “khí”) này là một “điểm” (giao lộ) mang tính mở (không có quân cờ nào được đặt ở đó), nằm liền kề với nhóm quân.
Một (hoặc nhiều) điểm tự do được bao quanh bởi các quân cờ thì được gọi là “điểm mắt”. Trong một nhóm quân cờ mà có hai hoặc nhiều điểm mắt thì sẽ không bị bắt quân một cách vô điều kiện, ngay cả khi bị bao vây.
Ngược lại, nếu một nhóm quân cờ chỉ có một điểm mắt hoặc không có điểm mắt nào thì được gọi là điểm “chết” và việc bị bắt quân là đương nhiên, không thể chống lại.
2. Tự tử
Luật chơi cờ vây không cho phép việc chiếm nốt “khí” cuối cùng của chính quân hay nhóm quân của bạn, trừ trường hợp việc này dùng để bắt một vài quân bao vây của đối phương.
Những quân chắc chắn đã chết, không chạy thoát đi đâu được thì được bỏ ra lúc hết ván cờ.
3. Quy tắc Kiếp
Nội dung cơ bản của quy tắc “kiếp” là nếu một trạng thái (vị trí quân và lượt đi) đã có ở bàn cờ thì hai bên không được phép lặp lại, trừ trường hợp hai bên cùng nhường lượt đi.
Ví dụ nếu bên đen bắt bên trắng ở vị trí a thì bên trắng không được phép bắt lại bên đen ngay lập tức mà cần phải đặt quân ở một nơi nào đó. Để tránh bị bên trắng bắt, bên đen có khả năng sẽ đặt tiếp quân ở vị trí B.
Lúc này, vị trí trên bàn cờ đã có sự thay đổi, nếu bên A dừng lại, không đi thêm nước nào khác thì bên trắng có thể bắt lại bên đen.
4. Đe dọa kiếp
Trong những tình thế quan trọng, liên quan đến sự sống còn của nhiều quân thì đe dọa kiếp là một cách ứng đối hay.
Khi rơi vào “kiếp”, bạn hãy đặt quân của mình vào những ô có thể “chẹt” các đám quân lớn của đối thương. Mặc dù, làm như vậy quân của bẹn sẽ chết.
Cách làm này khiến đối phương rơi vào tình thế bắt buộc phải lựa chọn 1 trong 2 phương án sau: hoặc ăn đán lớn của bạn và chấp nhận để bạn ăn đám lớn mà bạn vừa chẹt, hoặc ăn quân mà bạn vừa chẹt để cứu đám lớn của mình.
Ngoài các nguyên tắc nêu trên, còn hai nguyên tắc khác cũng quan trọng là tạo mắt và chấp quân. Các bạn hãy tìm đọc và tham khảo thêm một số tài liệu khác để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Trên đây là những nét khái quát nhất về cách chơi cờ vây cơ bản. Hy vọng những thông tin này hữu ích cho các bạn. Chúc mọi người học chơi cờ vây thành công và chinh phục được nhiều đỉnh cao của trò chơi trí tuệ này.