Nội dung
Cờ Vua và Cờ Tướng là những trò chơi giải trí rất thú vị được một cộng đồng fan hâm mộ lớn ở Việt Nam. Cờ Tướng được lòng các anh chị em nước mình hơn vì truyền thống chơi cờ Tướng từ bao đời nay và ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc. Hiện nay, làng cờ Việt Nam có những tiến bộ trong trình độ cờ tướng có thể sánh ngang với cường quốc cờ Tướng như Trung Quốc. Cờ vua thì cũng không kém cạnh cờ Tướng trong con đường chinh phục trái tim Việt Nam, đặc biệt là các bà mẹ trẻ trong công cuộc phát triển trí não cho con cái. Bài viết sau dựa trên những tổng hợp thú vị của một blogger.
Cờ Vua và Cờ Tướng có những điểm chung khá thú vị
- Được cho là có cùng một nguồn gốc từ loại cờ cổ của Ấn Độ
- Là 2 trong số những loại cờ chơi trên bàn/bảng được chơi nhiều trên thế giới
- Hệ thống phân cấp bậc có sự tương đồng nhau như đều có quân Tướng (quân Vua), Sỹ bảo vệ Tướng, Pháo, Xe, Tốt
- Là trò chơi chiến thuật, rèn luyện đầu óc, khả năng tính toán, hình dung sự vật sự việc
- Có những giải đấu lớn uy tín trên trường quốc tế
- Có một số lượng người cuồng tín ngưỡng Cờ Vua và cờ Tướng hùng hậu
Đấy là bàn về những điểm giống nhau của hai loại cờ vua và cờ Tướng. Cờ Vua và Cờ Tướng tùy cùng sinh ra ở Ấn Độ nhưng về sau, cờ cổ Ấn Độ lưu truyền về Trung Hoa và biến thể cờ Tướng ra đời, lưu truyền về châu Âu và biến thể cờ Vua ra đời. Vì vậy, những đặc điểm của cờ Tướng sẽ mang đậm dấu ấn văn hóa Trung Hoa, còn cờ Vua lại được hưởng nhiều tinh hoa từ văn hóa Châu Áu.
Khác nhau Bàn cờ Vua và Bàn Cờ Tướng
Bàn Cờ tướng: Mở đầu là bờ cõi rộng lớn, chiếm 2/3 bàn cờ. Không có chổ cho thiên nhiên và công cộng. Bàn cờ Tướng còn có Hà ngăn cách ở giữa hai bờ cõi, gọi là khu vực Sở Hà Hán Giới. Quá Hà, con Tốt được thêm sức mạnh, quân Tượng lại không thể quá Hà. Hà có ý nghĩa quan trọng đối với bàn cờ Tướng. Ngoài ra, ở giữa các quân tốt còn có khoảng trống, để di chuyển được nhiều hơn, và tạo thành các cao tốc xuyên suốt. Các quân đứng trên giao điểm của 2 đường ngang dọc giao nhau.
Bàn cờ vua: Bàn cờ chiếm ¼ bàn cờ, khoảng không chung rộng lớn. Ở giữa không có Hà phân cách như cờ tướng. Giữa các quân tốt lại không có những khoảng trống, không thể di chuyển. Bàn cờ chia thành những ô vuông trắng đen xen kẽ nhau, quân cờ vua nằm trọn trong một ô vuông.
Cách chơi cờ tướng và cờ vua có nhiều điểm khác nhau
Cách chơi cờ Tướng: Đi theo lối mòn đã vạch sẵn. Cũng là nơi khai sinh ra từ Đạo, nghĩa gốc là “Con Đường”
Cách chơi cờ vua: Phân biệt trắng đen rõ ràng, tư duy “bản chất hai vấn đề”. Không có lối mòn, nhiều nghiên cứu khoa học hơn.
Ý nghĩa của Quân Tốt
Quân Tốt Cờ Tướng: là loại thí mạng đúng nghĩa. Trước khi qua sông (trong nhà) chỉ biết đi thẳng, giả mù, điếc dù có kẻ xấu đứng bên cạnh. Khi đi đến cuối bàn cờ (hết đời) vẫn là kiếp con tốt vô dụng.
Quân Tốt Cờ Vua: Làm việc theo nhiệm vụ. Tính tình thẳng thắng từ đầu, đúng luật là xử, không cần phải “qua sông”. Lúc “trong nhà” được ưu ái hơn (đi lần 2 ô). Nếu phấn đấu đi đến cuối bàn cờ sẽ được thưởng xứng đáng, muốn thăng hàm lên con gì cũng được.
Ý nghĩa quân Sỹ và quân Tượng Cờ Vua và Cờ Tướng:
Quân Sỹ và quân Tượng Cờ Tượng: trung thành đến mức ngu muội, để làm hết phận sự, không được phép ra khỏi thành, chỉ có quanh quẩn để bảo vệ Vua. “Cách tốt nhất để phòng thủ là tấn công” thì trong 10 quân cờ hết 4 2/5) con không thể tấn công. Đó là lý do tại sao dễ mất Nước.
Quân Sỹ và quân Tượng Cờ Vua: Kiểu thực thi theo luật. Quy định trắng đen rõ ràng. Cũng là binh sĩ tham chiến nếu cần thiết
Ý nghĩa Quân Pháo cờ Vua và Cờ Tướng
Quân Pháo cờ Tướng Đánh nhờ núp sau lưng người khác, một cách lén lút. Cũng là biểu thị cho xứ sở phát minh ra thuốc nổ.
Quân Pháo cờ Vua: Không có như vậy. Đánh nhau, ăn quân khẳng khái, công khai
Ý nghĩa Quân Hậu cờ Vua và Cờ Tướng
Quân Hậu cờ Tướng: Do không đề cao Phụ nữ nên hoàn toàn không có bóng dáng nữ nhi nào trên bàn cờ.
Quân Hậu cờ Vua: Yếu tố Phụ nữ được đặt lên hàng đầu, do đó con Hậu có quyền lực mạnh nhất bàn cờ. Lý do có quân Hậu vì yếu tố quyền bình đẳng giới và ý nghĩa Sau lưng một người đàn ông thành công luôn là hình ảnh người phụ nữ.
Ý nghĩa Quân Vua (TƯỚNG) cờ Vua và Cờ Tướng
Quân Tướng cờ Tướng Chỉ biết ru rú trong nhà xúi quân đi đánh. Cuối đời khi bị tấn công cũng chỉ biết chạy trốn quanh quẩn trong nhà, cò không dám chạy ra “ngoài đường”. Tính thù hằn cao và sâu đến nổi hai con tướng không thể nhìn mặt nhau. Một cái kiểu kỵ huý.
Quân Tướng Cờ Vua Lúc cần có thể vượt biên ải, tham gia tấn công dù kinh nghiệm chiến trường phọt phẹt hơn con Tốt có chút xíu.
Chiếu Tướng trong cờ Vua và Cờ Tướng
Chiếu tướng cờ tướng Ép đến chết thì thôi. Vì vậy mục tiêu của cờ tướng là thắng chứ không thể nhắm đến Hòa.
Chiếu tướng cờ Vua Không được dồn vào đường cùng, nếu không sẽ hoà. Biểu tượng mang tính nhân văn và vị tha. Nhiều Kỳ thủ cờ vua czòn có mang tư tưởng cầm hòa là được.
Tư duy mưu lược trong cờ Vua và cờ Tướng
Tư duy mưu lược cờ Tướng: Cũng như mưu kế, nền tảng là nhờ yếu tố bất ngờ, đánh lừa sự chú ý.
Tư duy mưu lược cờ Vua Cảm giác Thể hiện hết ý đồ cho đối phương, nhưng dù có biết cũng không thể thoát vì mọi thứ đã được tính theo guồng.
Cờ Vua và cờ Tướng đã phát triển trong nhiều năm và chiêu mộ khắp nơi rất nhiều những người hâm mộ và đam mê bộ môn thú vị này. Dù cho có những điểm khác nhau, nhưng tựu chung, cờ tướng và cờ vua đều có những cái hay ho, thú vị riêng mà phải là những người thực sự đắm chìm vào nó mới hiểu được. Bạn còn thấy điểm nào thú vị về cờ vua và cờ tướng không?